Vì “Chịch” nhau qua mạnh thiếu nữ phải nhập viện vì bị bể túi ngực silicon

Phim Đôrêmon chế CCMNR - Thứ quý giá nhất của Xuka 

Nhiều phụ nữ vẫn mang túi silicone lỏng loại cũ trong cơ thể sau vài chục năm cấy ghép dù loại túi này được nhà sản xuất khuyến cáo chỉ dùng trong 10 năm

Vừa qua, Bệnh viện (BV) Cấp cứu Trưng Vương đã phẫu thuật cho bà L., 59 tuổi, bị vỡ túi ngực. Điều đáng nói là dạng túi silicone bà L. đang cấy ghép đã được nhiều đơn vị y tế trên khắp thế giới ngưng sử dụng từ năm 1992, sau một cảnh báo của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Loại túi này được nhà sản xuất khuyến cáo nên thay thế sau khi sử dụng khoảng 10 năm. Tuy nhiên, bà L. cho biết đã đặt nó vào cơ thể tròn 20 năm trước trong một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tại Pháp.
Minh họa: NGUYỄN TÀI
30-40 năm mới lấy ra!
TS-BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Bỏng – Tạo hình thẩm mỹ BV Cấp cứu Trưng Vương, nơi bà L. được phẫu thuật, kể lại: Lúc nhập viện, toàn bộ khuôn ngực của bà L. bị biến dạng. Túi ngực bên phải bị vỡ, silicone tràn ra ở dạng chất lỏng sền sệt; ngực bên trái thì toàn bộ khối silicone bị bao xơ, rất cứng. “Bao xơ là tình trạng cơ thể tự tạo ra một lớp vỏ bọc xung quanh túi ngực, khiến nó dần trở thành một khối cứng chứ không còn mềm mại như lúc mới cấy ghép.
Ngoài vấn đề thẩm mỹ, bao xơ còn khiến việc lấy túi ra khó khăn hơn. Chúng tôi phải rạch một đường dài nửa quầng vú, tức gấp rưỡi đường rạch thông thường. Túi này cũng đã lâu năm nên khi lấy phải rất cẩn thận để không làm vỡ. Còn ngực bên phải tuy bị vỡ túi nhưng may là bệnh nhân vào viện sớm nên chưa xảy ra tình trạng viêm. Phẫu thuật cho bên ngực này cũng khá phức tạp bởi silicone đã tràn ra khắp ngực dưới dạng một chất sệt, phẫu thuật viên cũng phải tìm phần vỏ túi vốn chỉ còn là một mảnh chất dẻo nhăn nhúm”.
BS Khanh cũng cho biết đây không phải là trường hợp đầu tiên ông và các đồng nghiệp phải phẫu thuật lấy ra túi silicone. Có trường hợp túi vỡ, có trường hợp không vỡ nhưng bệnh nhân tìm đến thay túi hoặc tháo bỏ bởi ngực ngày một cứng do tình trạng bao xơ. Còn BS Nguyễn Thanh Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM, Giám đốc BV Chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ Thanh Vân, cho biết ông từng gặp nhiều ca túi ngực bị bỏ quên tới 30-40 năm, đến khi lấy ra chỉ còn là một khối cứng như đá! “Năm 1992, khi FDA cấm dùng tại Mỹ và túi nước biển được dùng để thay thế tại quốc gia này và nhiều nước khác thì một số nước châu Âu vẫn tiếp tục sử dụng do túi silicone thường bền hơn. Vì vậy, tôi cũng gặp nhiều người mang túi chừng mười mấy năm tìm đến để thay túi mới, xử lý các sự cố rò rỉ…” – BS Vân lý giải.
Nên kiểm tra định kỳ
loading...
Túi ngực loại cũ chứa silicone lỏng thường được nhà sản xuất khuyến cáo nên thay mới sau 10 năm sử dụng, còn túi nước biển thì tùy theo loại cũng có hạn sử dụng khoảng 5-10 năm. Loại túi mới nhất là túi silicone dạng đặc – không tràn ra dù túi có vỡ, nứt, tuy có thể dùng vĩnh viễn nhưng người dùng vẫn nên kiểm tra định kỳ.
BS Vân cho biết nhà sản xuất khuyên nên thay túi sau 10 năm vì để lâu có thể dẫn đến hiện tượng rò rỉ, dễ nứt, vỡ hơn. Với túi ngực nước biển (vốn là nước muối sinh lý NaCl 0,9%, được dùng phổ biến trong y học), việc rò rỉ không gây hại cho sức khỏe bởi dung dịch này phù hợp với sinh lý con người. Còn túi silicone lỏng nếu rò rỉ hoặc vỡ, tràn ra mà chậm xử lý thì có thể gây viêm.
BS Khanh khuyến cáo: “Ngay cả một phụ nữ bình thường, không đặt túi ngực cũng nên kiểm tra ngực hằng năm để phòng ngừa các bệnh liên quan đến tuyến vú. Bởi vậy, việc kiểm tra túi ngực không có gì là bất tiện cả, họ có thể kết hợp với việc kiểm tra định kỳ này”. Ông cũng đưa ra một số dấu hiệu mà các phụ nữ đặt túi ngực cần lưu ý: Nên đến BV nếu phát hiện ngực bị biến dạng, xẹp, không còn nằm đúng vị trí… Trong một số trường hợp bệnh nhân có thể đau, một số khác lại hoàn toàn không có cảm giác. Silicone lỏng khi tràn ra khỏi túi cần được phẫu thuật sớm để lấy ra khỏi cơ thể vì để lâu sẽ vón cục, ăn vào các mô và việc lấy ra sẽ phức tạp hơn, khó bảo toàn hình dạng vú hơn, đồng thời bệnh nhân cũng có nguy cơ bị viêm, hoại tử nếu quá chậm trễ.

Trước nguy cơ túi ngực gây ung thư: Lỡ đặt, có nên tháo ra?

PN – Hàng ngàn phụ nữ khắp thế giới đang rúng động trước thông tin túi độn ngực dỏm của Công ty sản xuất túi nâng ngực Poly Implant Prothese (PIP), trụ sở tại Pháp có nguy cơ gây ung thư. Tình trạng này khiến nhiều phụ nữ Việt Nam lo lắng. Bởi chỉ riêng tại TP.HCM, mỗi năm có khoảng 10.000 phụ nữ nâng cấp “núi đôi”, trong đó có nhiều trường hợp chị em sử dụng túi ngực “xách tay”, hàng lậu…
PIP vào Việt Nam chỉ là hàng lậu
BS Nguyễn Thanh Vân – Giám đốc Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Thanh Vân kiêm Phó chủ tịch Hội Thẩm mỹ TP.HCM – cho biết, thực tế, túi nâng ngực PIP đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam cách đây sáu-bảy năm, tuy nhiên, chúng chỉ là những mặt hàng trôi nổi, do được xách tay từ nước ngoài về hoặc nhập lậu, tuồn qua biên giới theo đường tiểu ngạch. Nếu dung dịch bên trong túi ngực PIP làm từ silicon y khoa sẽ không có gì nguy hiểm. Vì silicon y khoa không chứa độc tố, không gây phản ứng phụ, đã được các cơ quan y khoa thế giới kiểm soát chặt chẽ trước khi cho “độn” vào cơ thể người. Thế nhưng, gần đây, nhiều thông tin phản ảnh, dung dịch trong túi ngực PIP được làm từ silicon công nghiệp. Nếu thực sự là silicon công nghiệp thì túi ngực sẽ dễ bị xì, rò rỉ. Người được đặt túi ngực này dễ bị biến chứng nhiễm trùng, sưng đỏ, “núi đôi” bị biến dạng…
Đồng tình quan điểm trên, TS-BS Đỗ Quang Hùng – Phó khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó chủ nhiệm Bộ môn Tạo hình – thẩm mỹ, Đại học Y Dược TP.HCM – khuyến cáo, trước đây, không chỉ có PIP mà tất cả các loại túi ngực khi nhập vào Việt Nam đều không qua con đường chính thức. Vài năm trở lại đây, khi một số hãng sản xuất túi ngực nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam, thì việc nhập khẩu túi ngực mới theo con đường chính ngạch. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, cũng chỉ có khoảng bốn loại túi ngực của ba nước Mỹ, Pháp, Hàn Quốc hiện diện tại Việt Nam. Riêng sản phẩm túi ngực PIP vẫn chưa nhập về Việt Nam theo đường chính ngạch. Với những chị em đã lỡ nâng ngực loại PIP cũng không nên hoang mang, vì đến nay, biến chứng ung thư do PIP gây ra vẫn chưa có kết luận cụ thể. Tuy nhiên, nếu chị em không an tâm, nhất là khi thấy ngực sưng đau, chảy máu, xì túi ngực, đóng cục, co rút… có thể đến các cơ sở thẩm mỹ uy tín nhờ tháo ra, chi phí lấy túi ngực khoảng 10 – 15 triệu đồng.
Một bệnh nhân bị mất bên ngực do bơm silicon
ThS-BS Nguyễn Mạnh Đôn – khoa Tạo hình thẩm mỹ, BV Đại học Y Dược TP.HCM thì cho rằng, không cần chờ đến khi có “sự cố” mới đi kiểm tra. Vì với túi nước biển nếu xẹp nhanh do hỏng van sẽ được phát hiện nhanh chóng, trong khi túi gel silicon khó phát hiện vì thường bị rò rỉ chậm.
Nâng ngực phải có giấy bảo hành
Theo ước tính của Hội Thẩm mỹ TP.HCM, mỗi năm, TP.HCM thực hiện nâng ngực cho khoảng 10.000 trường hợp, trong đó, có không ít trường hợp đặt lại vì “đồi vẫn chưa thành núi”. Đáng nói, nhiều chị em có nhu cầu nâng ngực, nhưng không đủ điều kiện kinh tế, hoặc những người thuộc thế giới thứ ba đã tự “săn lùng” các túi ngực giá rẻ, không rõ nguồn gốc để “độn” vào cơ thể. Một BS chuyên phẫu thuật nâng ngực cho biết: “Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp, những người thuộc thế giới thứ ba mang cặp túi ngực bằng silicon Trung Quốc có giá 150 USD đến nhờ nâng ngực vì không mua nổi hàng chính hãng, với giá lên đến 1.000 USD”.
Đặt túi ngực cũng phải có giấy bảo hành sản phẩm
Theo BS Nguyễn Thanh Vân, trước khi thực hiện nâng ngực, tiêu chuẩn bắt buộc các cơ sở thực hiện thẩm mỹ phải tư vấn kỹ cho khách hàng biết về tác dụng phụ của quá trình phẫu thuật, tư vấn đặt loại túi ngực (silicon hay nước biển, kích cỡ, số seri của ngày sản xuất), xuất xứ hàng hóa…
BS Đỗ Quang Hùng tư vấn, gần đây, các BS thẩm mỹ ít chọn lựa túi nước biển, vì có thể bị xì van. Dù dung dịch bên trong chỉ là nước muối sinh lý, không ảnh hưởng đến cơ thể, nhưng khách hàng sẽ tốn tiền và mất sức vì phải phẫu thuật lại. Với túi ngực bằng silicon, sau nhiều năm Mỹ cấm sử dụng, đến năm 2001, túi silicon đã được người tiêu dùng lựa chọn trở lại vì được cấu tạo với cấu trúc dạng cobesive. Nếu túi bị bể thì dung dịch cũng cố định được kết thành một khối mà không chảy len lỏi vào các mô xung quanh. Chưa kể, túi silicon hiện nay được bao bọc bằng ba lớp, chứ không mỏng manh như trước đây, nên khó bị vỡ.
Hiện TP.HCM có gần 100 cơ sở hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ, trong đó có đến năm bệnh viện chuyên về làm đẹp. Khi tiến hành nâng ngực, chị em cần bắt buộc cơ sở đưa giấy bảo hành về sản phẩm túi ngực, để tránh bị độn túi ngực dỏm. Nếu bị mất giấy bảo hành, khách hàng có thể đến các cơ sở thực hiện thẩm mỹ để xin lại hồ sơ bệnh án.
Văn Thanh
Đặt túi ngực là một trong những phẫu thuật thẩm mỹ an toàn, ít xảy ra biến chứng nhất nhưng phải thực hiện trong môi trường bệnh viện, đảm bảo điều kiện gây mê hồi sức và vô trùng. Một số biến chứng có thể xảy ra do kỹ thuật mổ như: sốc, chảy máu, nhiễm trùng, gây mê… chiếm 0,1% – 0,7%; do tính thẩm mỹ: ngực không đều hai bên, vị trí đặt lệch, méo… chiếm 1% – 2%. Ngoài ra còn có một số biến chứng khác như: bao xơ co thắt do cơ địa không phù hợp với túi ngực hoặc túi ngực bị xì… Ngoài phương pháp đặt túi ngực, còn có thể sử dụng kỹ thuật cấy mỡ tự thân để nâng ngực. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất phức tạp, đòi hỏi “thân chủ” phải có đủ mỡ để cấy, trước khi cấy phải làm dãn mô vú, hút mỡ, cấy mỡ… Chưa kể, vì mỡ tự tiêu một phần nên phải cấy nhiều lần và chi phí cao hơn đặt túi ngực.

0 nhận xét trong bài "Vì “Chịch” nhau qua mạnh thiếu nữ phải nhập viện vì bị bể túi ngực silicon"